Thiếu nước

nhỏ|414x414px|Thiếu nước vật lý và thếu nước kinh tế ở các nước (2006). Ký hiệu từ trái sang phải và từ trên xuống dưới: không có hoặc ít thiếu nước, không có số liệu ước tính, có khả năng thiếu nước vật lý, đã thiếu nước vật lý, thiếu nước kinh tế. Nguồn: Viện quản lý tài nguyên nước quốc tếThiếu nước là hiện tượng thiếu nguồn nước ngọt để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của con người. Tình trạng thiếu nước đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2015, thiếu nước được liệt kê là một trong các rủi ro lớn nhất mà loài người phải gánh chịu trong 10 năm tới.[1] Các biểu hiện của hiện tượng này bao gồm: không đủ nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cạnh tranh kinh tế để có nước đủ số lượng và chất lượng, tranh cãi giữa người dùng, cạn kiệt tài nguyên nước ngầm không thể khôi phục, và ảnh hưởng xấu lên môi trường.[2] Hai phần ba dân số thế giới (4 tỷ người) trong tình trạng thiếu nước ít nhất 1 tháng mỗi năm.[3][4][5][6] Nửa tỷ người đối mặt với tình trạng thiếu nước quanh năm. Một nửa các thành phố lớn trên thế giới phải trải qua tình trạng thiếu nước.Mặc dù chỉ một phần rất nhỏ 0.014% nước trên trái đất là nước ngọt và dễ dàng tiếp cận, (97% số còn lại là nước mặn và khoảng gần 3% và khó tiếp cận), thực tế thì chúng ta có đủ nước ngọt cho loại người. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở sự phân bổ không đồng đều (biến đổi khí hậu làm cho tình trạng này trầm trọng hơn), dẫn đến việc nhiều nơi thì lũ lụt, nơi thì hạn hán. Thêm vào đó, do nhu cầu nước ngọt của con người tăng lên trong những năm gần đây, loài người đang phải đối mặt với khủng hoảng nước, ước tính nhu cầunn nước ngọt sẽ tăng lên 40% trong năm 2030 nếu xu hướng này còn duy trì.[7]Bản chất của tình trạng thiếu nước toàn cầu là sự lệch nhau về mặt địa lý và thời gian giữa nhu cầu nước ngọt và mức độ nước có sẵn.[8][9] Việc gia tăng dân số thế giới, cải thiện mức sống, thay đổi thói quen tiêu dùng và việc mở rồn nông nghiệp dựa vào thủy lợi và những nhân tố chính dẫn đến nhu cầu nước ngọt trên toàn cầu gia tăng.[10][11]Biến đổi khí hậu  (ví dụ như thời tiết thay đổi bất thường, hạn hán, lũ lụt), phá rừng, ô nhiễm môi trường, lãng phí nước khiến nguồn cung nước giảm đi.[12] Ở phạm vị toàn cầu và theo chu kỳ hằng năm thì nguồn cung nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu nhưng sự khác nhau giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng theo thời gian và về mặt địa lý là rất lớn dẫn đến việc thiếu nước vật lý tại nhiều khu vực trong những thời gian nhất định trong năm. Tất cả các lý do cho việc thiếu nước đều liên quan đến can thiệp của con người vào vòng tuần hoàn nước. Tình trạng thiếu nước rất khác nhau theo thời gian một phần do biển đối thủy văn tự nhiên,nhưng phần nhiều là do các chính sách kinh tế hiện hành và các phương pháp lập kế hoạch cũng như quản lý. Thiếu nước được  dự đoán là sẽ còn trầm trọng hơn nữa do việc phát triển kinh tế, tuy nhiên nếu được xác minh đúng, nhiều nguyên nhân có thể được dự đoán, phòng tránh và hạn chế.Nhiều nước đã chứng minh cắt giảm nước sử dụng cho việc phát triển kinh tế là có thể. Ví dụ ở Úc,lượng nước ngọt sử dụng đã giảm 40% năm 2001 đến năm 2009 trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức 30%.[13] Ủy ban tài nguyên quốc tếliên hợp quốc đã phát biểu rằng các chúng phủ đang có xu hướng đầu tư vào các giải pháp không hiệu quả: các dự án lớn như đập thủy lợi, kênh đào, thủy lộ, đường ống và hồ chứa nước. Những dự án này không chỉ đắt và còn ảnh hưởng đến môi trường trong dài hạn. Cách tiết kiệm nhất để giảm lượng nước sử dụng cho phát triển kinh tế, theo các chuyên gia của ủy ban này, là các chính phủ nên tập trung phát triển một kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên nước toàn diện  trong đó cân nhắc toàn bộ các yếu tố trong chu kỳ tuần hoàn nước từ khi nước được phân bổ, việc sự dụng nước, xử lý nước, tái sử dụng nước cho đến khi thải nước ra môi trường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiếu nước http://academic.evergreen.edu/g/grossmaz/LARSENST/ http://www.ncdo.nl/sites/default/files/Globaliseri... http://www.grida.no/climate/ipcc_tar/wg2/180.htm http://www.fao.org/docrep/016/i3015e/i3015e.pdf http://www.fao.org/nr/water/issues/scarcity.html http://advances.sciencemag.org/content/advances/2/... http://hdr.undp.org/en/content/human-development-r... http://hdr.undp.org/en/media/HDR_2006_Chapter_4.pd... http://web.unep.org/northamerica/news/2016/half-wo... //en.wikipedia.org/wiki/Environment_International